Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta có rất nhiều các loại bệnh tật khác nhau nhưng hầu hết đều bị bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao khi tuổi già.
Bệnh huyết áp thấp chủ yếu ở người thanh nữ và người cao tuổi biểu hiện như váng đầu hoa mắt tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.
Những biểu hiện của bệnh huyết áp thấp
Những biểu hiện rõ rệt của bệnh huyết áp thấp như váng đầu, hồi hộp, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt, chân tay vô lực sợ lạnh tự, hón ăn kém, ăn xong bụng đầy lưỡi nhạt rêu trắng hoạt mạch hoãn vô lực, ù tai mất ngủ mệt mỏi ngắn hơi, ăn kém đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh liệt dương, tiểu tiện đi đêm lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm nhược.
Huyết áp bao nhiêu được coi là huyết áp thấp
Người bị bệnh huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg, và huyết áp tâm trương ở mức 60mmHg và mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg.
Huyết áp thấp là triệu chứng huyết áp đang bình thường, hay cao từ trước, tự nhiên hạ xuống thấp đột ngột, thông thường sẽ hạ khoảng 30-40mmHg. Ở trường hợp này thường thì là do người bệnh đã mắc một bệnh lý nào trước đó.
Hạ huyết áp đột ngột, sẽ gây ra tình trạng suy tuần hoàn cấp. Và huyết áp có thể thấp hoặc biến mất, mạch đập nhanh, nhỏ, hoặc không bắt được mạch. Người huyết áp thấp sẽ có ý thức lơ mơ, hoặc biến mất hoàn toàn do thiếu oxy não.
Nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp
Cuộc sống căng thẳng, môi trường sống và làm việc ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm… đã làm cho bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng và không trừ một ai. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp.
Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.
Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
Hàm lượng hemoglobin thấp. Một người khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/dl còn ở nữ giới là 11,5 tới15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.
Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
Bạn có thể tham khảo thêm: Những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp.
Bệnh huyết áp thấp có thực sự nguy hiểm không
Nếu so sánh với bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch mão não, nghẹn tắc cơ tim… nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.
Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.
Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.