Thời tiết thay đổi là nguyên nhân chính khiến cơ thể chúng ta bị cảm lạnh. Cảm lạnh còn được gọi là cảm, viêm mũi họng, sổ mũi cấp, là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi.
Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3.
Những lúc như vậy chúng ta đều cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, uống thuốc rồi mà vẫn chưa thấy suy giảm vì thế hiện nay phương pháp như xông hơi, xông lá được rất nhiều người dùng cho việc điều trị bệnh cảm, huyết áp và tim mạch….
Xem thêm: Tác dụng, lợi ích của xông hơi.
Muốn trị cảm thì nên xông những loại lá nào
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các bài thuốc xông trị cảm trị cúm nhưng để chọn ra những bài thuốc nào xông cho hợp lý và khỏi bệnh chúng ta nên tìm hiểu thêm. Vì ở Việt Nam có rất nhiều các vùng miền khác nhau, mỗi vùng miền đều có những bài thuốc trị cảm cho riêng mình và cách nào cũng rất tốt.
Những loại lá xông trị cảm rất được nhiều vùng miền sử dụng đến là: Lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bồ bồ, nhân trần, lá khuynh diệp, lá tre, cành lá thanh táo; khối lượng khoảng 500 – 1000 gr.
Với các loại cảm mạo mà bệnh nhân không ra mồ hôi thì có thể dùng nồi xông giải cảm chung với công thức gồm: gừng tươi, lá chanh, bưởi, cúc tần, sả, lá tre, lá duối, lá hương nhu, lá tía tô, lá kinh giới…
Trị cảm thì nên xông như nào cho vừa đủ
Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau.
Chính vì thế một ngày chúng ta chỉ nên xông 1 – 2 lần trên ngày, mỗi lần xông chỉ tầm 10 – 15 phút rồi sau đó chúng ta lau người sạch sẽ rồi mặc đồ vào.
Tác dụng của việc xông hơi
Sau khi xông, da của bệnh nhân trở nên mềm mại, nhuận và mát. Đường hô hấp được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí cho nên bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở.
Trong các lá xông có kháng sinh, có tinh dầu cho nên có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau, hạ sốt… Các lỗ chân lông được thông thoáng, da tươi nhuận trở lại. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, nhẹ người, khoan khoái hẳn lên.
Ngay sau khi vừa xông xong, người bệnh cần lau sạch mồ hôi tránh để thấm ngược và nên ăn thêm bát cháo nóng giải cảm có lá tía tô, hành, tiêu, chanh…
Xem thêm: Cách trị cảm lạnh hiệu quả tại nhà.
Chú ý:
Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá bưởi, kinh giới và là tre cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông khá hợp chuẩn.
Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài.
Phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.
Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn,… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.